Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Đăng kí và đăng nhập nào !!!!!

Hãy trở thành thành viên tích cực của diễn đàn nhé!!!
^^
Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Đăng kí và đăng nhập nào !!!!!

Hãy trở thành thành viên tích cực của diễn đàn nhé!!!
^^
Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam

Nơi các thành viên Y30A Hội Tụ và chém gió
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười GửiThời gian
[?] Những câu nói về tình yêu thương qua thông điệp cuộc sống Mon Jul 27, 2015 4:38 pm
[?] Những câu nói hay về cuộc sống Mẹ đang nghe con nói đây! Mon Jul 06, 2015 4:34 pm
[?] Hạn chế vận động vì thoái hóa khớp Tue Mar 26, 2013 10:36 am
[?] Tham khảo cách chữa rụng tóc hiệu quả Sun Jan 08, 2012 3:50 pm
[?] Giúp điều trị viêm hang vị dạ dày hiệu quả Sun Jan 08, 2012 2:47 pm
[?] lời ngỏ của thành viên mới hehehe Thu Oct 06, 2011 6:22 pm
[?] Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng uy tín Sun Sep 25, 2011 11:47 pm
[?] up theo yêu cầu của Lan Hương Tue Sep 20, 2011 8:36 am
[?] Change & Challenge Mon Sep 12, 2011 12:19 am
[?] Y hoc co truyen khac gi voi y hoc phuong Tay Tue Sep 06, 2011 9:01 pm
[?] benh tu ky Fri Jul 01, 2011 9:09 pm
[?] Cẩn trọng bệnh histeria Mon Jun 27, 2011 9:40 pm
[?] CÂU CHUYÊN CỦA TÔI Sun Jun 05, 2011 2:50 pm
[?] Clip khám bụng Thu May 26, 2011 8:18 pm
[?] Ngày sinh33333333333 Đang sống tại:Hà Nội Giới tính: Nghề nghiệp:Sinh viên truyện tình yêu của tôi [moại người đừng cười nhe] Tue May 17, 2011 1:27 pm


HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌCXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Sun Jan 31, 2010 11:02 am
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_01HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_02HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_03
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_04boy_tây nguyênHỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_07HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_08HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_09
[Y30A] - boy_tây nguyên
Binh nhì
Binh nhì
Tổng số bài gửi : 82
Reputation : 3
Tham gia từ ngày : 29/01/2010
Tuổi : 32
Đến từ : thị trấn eatlinh huyện cưjút tỉnh đắk nông

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Vide
Bài gửiTiêu đề: HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC
http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC
[i][b]
89 D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC

1. Ngũ hành và Tạng phủ

- Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra trước, ta thấy :

- Trán thuộc Tâm.

- Cằm thuộc Thận.

- Má bên trái thuộc Can.

- Má bên phải thuộc Phế.

- Mũi thuộc Tỳ (trung ương).

Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.

Thí dụ : Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ở thận, hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn ở tâm...


- Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy :

- Từ ngực trở lên thuộc Tâm.

- Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.

- Nửa bên trái thuộc Can.

- Nửa bên phải thuộc Phế.

- Bụng thuộc Tỳ.

Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh : Thí dụ :

- Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ thể như : bên phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh...

- Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nước mắt sống... (những biểu hiện của Can)... Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó khăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)...

2. Về sinh lý :

a) Quan niệm cổ truyền :

Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với Ngũ hành, dựa vào đặc tính sinh lý của Ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũ hành.

+ Can và Hành mộc : Tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức năng của Can là 1 vị tướng, vì thế, dùng hành Mộc ví với can.

+ Tâm và Hành hỏa : Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên mặt và lưỡi, vì thế, dùng hành Hỏa ví với Tâm.

+ Tỳ và Hành thổ : Đất là mẹ đẻ của muôn vật giống là con người sinh tồn được là nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế, dùng Hành thổ ví với Tỳ.

+ Phế và Hành kim : Kim loại thường phát ra âm thanh giống như con người phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế, dùng hành Kim ví với Phế.

+ Thận và Hành thủy : Nước có tác dụng đi xuống, thấm nhuần mọi chỗ giống như nước uống vào, một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo đường tiểu bài tiết ra ngoài, vì vậy đem hành Thủy ví với Thận.

b) Quan điểm hiện đại :

Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào đó trong Ngũ hành để giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành.

- Hành Mộc và sự vận động : Đó là sự vận động của các cơ bắp, các sợi cơ ở khắp cơ thể. (Cơ năng phát động).

- Hành Hỏa và sự phát nhiệt : Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự chuyển hóa của các tế bào. (Cơ phát nhiệt).

- Hành Thổ và sự bài tiết (Cơ năng bài tiết) : Đó là vận động đưa chất ra ngoài cơ thể.

- Hành Kim và sự hấp thụ (Cơ năng hấp thụ) : Đó là vận động thu hút các chất vào.

- Hành Thủy và sự tàng trữ (Cơ năng tàng trữ) : Đó là vận động tàng trữ các chất trong cơ thể để dùng khi cần thiết.

Giữa 2 quan niệm cổ điển và hiện đại, có 1 số điều khác biệt :

- Nếu đứng về quan niệm cổ điển , chỉ có 5 chức năng tương ứng : Can Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy. Khi nói đến Can là phải nói đến Mộc, Tâm phải đi với Hỏa... Nếu nói Tâm Thủy hoặc Can Thủy... sẽ bị cho là sai hoặc không biết gì về Ngũ hành ! Nếu chỉ hiểu Can là Mộc, Tâm là Hỏa... sẽ khó có thể giải thích được các cơ chế sinh bệnh 1 cách toàn diện được.

Thí dụ : Cũng bệnh về Tỳ.

- Hỏa của Tỳ vượng gây nôn ra máu.

- Mộc của Tỳ vượng gây co thắt bao tử.

- Thủy của Tỳ suy gây tiêu chảy.

Nếu chỉ quy Tỳ vào hành Thổ thì khó có thể giải thích được các dấu hiệu gây bệnh do Mộc và Thủy... của Tỳ đã gây ra.

Như vậy, nếu xét một cách rộng hơn thì : Mỗi tạng phủ đều có Ngũ hành chi phối.

- Can Mộc, Can Hỏa, Can Thổ, Can Kim, Can Thủy.

- Tâm Hỏa, Tâm Thổ, Tâm Kim, Tâm Thủy, Tâm Mộc.

- Tỳ Thổ, Tỳ Kim, Tỳ Thủy, Tỳ Mộc, Tỳ Hỏa.

- Phế Kim, Phế Thủy, Phế Mộc, Phế Hỏa, Phế Thổ.

- Thận Thủy, Thận Mộc, Thận Hỏa, Thận Thổ, Thận Kim.

Người xưa, khi quy Mộc cho Can, Hỏa cho Tâm... là muốn nhấn mạnh rằng Mộc có liên hệ và chi phối Can nhiều hơn các tạng khác. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng Mộc không có liên hệ và chi phối các tạng phủ khác.

Hiểu được như vậy, sẽ rất có lợi trong việc điều trị, nhất là trong việc chọn huyệt châm cứu, kể cả dùng thuốc.

Thí dụ : Cũng 1 đường kinh Can, xét riêng về Ngũ du huyệt ta có : huyệt Đại Đôn (Can Mộc Huyệt), Hành gian (Can Hỏa), Thái xung (Can Thổ), Trung Phong (Can kim), Khúc Tuyền (Can thủy).

Các đường kinh khác cũng đều có 5 huyệt tương ứng với Ngũ hành, nhờ đó, giúp cho việc chọn huyệt thêm chính xác và hiệu quả hơn.

Thí dụ : Cũng bệnh về mắt :

- Mắt đau, nóng đỏ, biểu hiện Hỏa của Can vượng, phải tả Hỏa huyệt của Can là huyệt Hành gian.

- Mắt hay bị chảy nước sống là dấu hiệu Thủy của Can suy, cần bổ Thủy huyệt của Can là huyệt Khúc Tuyền.

- Mắt cận thị yếu kém là dấu hiệu Mộc của Can suy, cần bổ Mộc huyệt của Can là huyệt Đại Đôn.

Cũng bệnh về mắt mà ở 3 trường hợp chúng ta đã dùng 3 huyệt khác nhau dù cũng chỉ ở can Kinh. Nếu không hiểu rõ cụ thể sự rối loạn ở hành nào, bệnh gì cũng chỉ dùng có 1 huyệt duy nhất của kinh Can thì sẽ khó điều trị thành công.

Ngoài ra, đào sâu hơn ta thấy, mỗi hành đều có 2 mặt mâu thuẫn và thống nhất là âm dương, do đó, ta có : Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, Âm Thổ, Dương Thổ, Âm kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương Thủy.

Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn huyệt để điều trị cho thích hợp.

3. Ngũ hành và chẩn bệnh

Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như : Ngũ sắc, Ngũ vị, Ngũ quan, Ngũ chí... để tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh (Xin xem ở biểu đồ tổng quát của Ngũ hành, trang cuối của Ngũ hành).

Thí dụ : Bệnh ở mắt có liên quan đến Can vì Nội Kinh ghi : "Can khai khiếu ở mắt" hoặc bệnh ở Tai có liên hệ đến Thận vì Nội Kinh ghi :" Thận khai khiếu ở Tai"...

4. Ngũ hành và bệnh lý

Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh Khắc, Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc, để giải thích các quan hệ bệnh lý khi 1 cơ quan, tạng phủ nào đó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng : thái quá (hưng phấn) hoặc bất cập (ức chế).

Thí dụ : Giận dữ ảnh hưởng đến Can (Nội Kinh : Can chủ sự giận dữ), Can khí bùng lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của Tỳ vị (Can Mộc khắc Tỳ Thổ) sinh ra chứng bao tử đau, bao tử loét, gọi là chứng Can Khí Phạm Vị. Nguyên nhân chủ yếu tại Can vượng lên làm hại Tỳ chứ không phải do Tỳ tự suy yếu.

Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành để tìm ra sự xáo trộn ở các Hành, Tạng phủ, cơ quan.

Thí dụ : Đau trong xương, tiểu nhiều, lưng đau... có thể nghĩ đến Thận vì : Thận chủ xương, nước tiểu là dịch của Thận, vùng lưng thuộc Thận...

Tuy nhiên, cần lưu ý là sự thay đổi của 1 Hành, luôn luôn đưa tới sự thay đổi của cả 5 hành, nhất là trong các Hội chứng bệnh. Do đó, mối quan hệ giữa các hành không phải chỉ là giữa 2 - 3 hành mà luôn là mối quan hệ giữa 5 hành...

Mỗi hành khi có sự xáo trộn (Hưng phấn hoặc ức chế), có thể do 5 nguyên nhân :

Thí dụ : Hỏa vượng.

- Có thể do tự nó vượng lên, gọi là Chính Tà.

- Có thể do Mộc vượng làm Hỏa vượng (Mộc sinh Hỏa) tức là do tạng phủ sinh ra nó gây ra (bệnh từ Mẹ truyền sang con), gọi là Hư Tà.

- Có thể do Thổ vượng, phản sinh Hỏa, tức là do tạng phủ nó sinh ra, (bệnh từ con truyền sang mẹ) gọi là Thực tà.

- Có thể do Thủy suy, không khắc được Hỏa, tức là có tạng phủ khắc nó (quy luật Tương Vũ), gọi là Vi Tà.

- Có thể do Kim suy, không phản khắc được Hỏa, nhân cơ hội đó Hỏa bùng lên theo quy luật Tương Thừa, gọi là Tặc tà.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng :

Đối với 1 Hội chứng, gọi là Hỏa vượng, khi thấy có Mộc vượng, Thổ vượng, Kim suy và Thủy suy. Gọi là Thủy suy khi thấy có Mộc suy, Kim suy, Thổ vượng và Hỏa vượng... Các hành khác cũng lý luận tương tự như vậy.

5. Ngũ hành và châm cứu

Các kinh thư cổ đã áp dụng Ngũ hành vào 1 số huyệt vị nhất định là Tỉnh, Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.

Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay đổi nhưng thứ tự của Ngũ hành lại thay đổi tùy thuộc vào âm dương của đường kinh. Kinh âm khởi đầu bằng Mộc, kinh dương bắt đầu bằng Kim, sau đó cứ theo thứ tự Tương sinh mà sắp xếp huyệt.

Ngũ Du
Tỉnh
Vinh (Huỳnh)
Du
Kinh
Hợp

Kinh Âm
Mộc
Hỏa
Thổ
Kim
Thủy

Kinh Dương
Kim
Thủy
Mộc
Hỏa
Thổ


Nhận xét về cách phân chia của cổ điển ta thấy :

Nếu chỉ phân chia như trên, sẽ không đủ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn thống nhất là Âm Dương ngay trong mỗi hành. Ngay trong mỗi hành đều có Âm dương, do đó, mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương. Vì vậy, cùng 1 huyệt, cùng 1 tên, 1 chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác nhau : Dương Hỏa (hưng phấn Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa)...

Thí dụ : Huyệt Ngư tế, tuy là Hỏa huyệt của phế kinh, nhưng cũng có thể là Phế âm Hỏa hoặc Phế dương Hỏa, tùy theo vị trí bên phải hoặc bên trái của huyệt.

Việc phân chia cụ thể theo Âm dương sẽ giúp rất nhiều trong việc xác định và chọn huyệt thích hợp trong điều trị.

Thí dụ : Người bệnh ho ra máu, chứng này do Hỏa của Phế vượng lên. Tuy nhiên :

- Trong trường hợp cấp tính, thực chứng, do Dương Hỏa vượng, cách chữa là Tả Dương Hỏa huyệt của Phế tức Tả huyệt Ngư tế bên trái.

- Trong trường hợp mãn tính, hư chứng, do Âm Hỏa suy, không ức chế được Dương Hỏa làm cho dương Hỏa bùng lên, cách chữa là phải bổ Âm hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên phải.

6. Ngũ hành và Dược liệu

Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc... đối với tạng phủ. Đây là nền tảng của việc Quy Kinh.

Thí dụ : Vị chua, màu xanh vào Can

Vị cay, màu trắng vào phế...

Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành để thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.

Thí dụ : Tẩm thuốc với dấm (vị chua) để dẫn thuốc vào Can, Tẩm thuốc với Muối (vị mặn) để dẫn thuốc vào Thận...

Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào Dược liệu cũng đang được các nước ngoài quan tâm đến.

Theo Canadian Consumer Bộ y tế và phúc lợi xã hội Canada, đề ra chương trình dán nhãn vào các loại thực phẩm bán ở thị trường, căn cứ theo giá trị dinh dưỡng của các loại :

- Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa, chỉ rõ rằng các loại thực phẩm đó tốt cho xương và răng. (Xương và răng là biểu hiện của Thận, màu xanh đen là màu của Thận).

- Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này là thức ăn cung cấp năng lượng (màu vàng là màu của Tỳ, Tỳ chủ tiêu hóa, sinh cơ nhục...).

- Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt (Can khai khiếu ở mắt, màu xanh là màu của Can).

- Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ (màu đỏ là màu của Tâm hỏa, Tâm chủ huyết - Cân cơ thuộc về Can, ở đây là Hỏa phản sinh Mộc).

7. Ngũ hành và điều trị

Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì việc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.

A.- Tương sinh

Cần nhớ nguyên tắc : "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".

a) Hư bổ mẫu : Trong trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là mẹ (mẫu) và Kim là con (Tử). Trong trường hợp bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ bị bệnh lâu ngày, không đủ sức tự phục hồi được, cần nhờ 1 nguồn cung cấp khác giúp nó phục hồi. Muốn thế, cách hay nhất là nhớ ngay chính cái sinh ra nó, tức bổ cho mẹ nó để mẹ nó giúp cho nó.

Thí dụ : Người bệnh Lao Phổi lâu ngày (Phế hư lao).

Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là bổ Phế, tuy nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi, do đó, cần áp dụng nguyên tắc : "Hư bổ mẫu". Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do đó phải bổ Tỳ Thổ. Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi, ngoài việc dùng thuốc diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị lao phổi phục hồi nhanh hơn. Đây là ý nghĩa mà người xưa thường đề cập đến : "Dĩ thổ sinh Kim".

Trong châm cứu có 2 cách áp dụng nguyên tắc Hư bổ mẫu :

- Có thể dùng ngay 1 đường kinh để bổ. Thí dụ, Phế Kim suy, có thể bổ huyệt Thái uyên vì Thái uyên là Thổ huyệt của Phế Kinh.

- Nếu dùng huyệt khác kinh thì Phế kinh suy, bổ ở kinh Tỳ vì Tỳ Thổ sinh Phế Kim.

Theo báo cáo nước ngoài, Dược sĩ Carlos Miyares Cao đại học tổng hợp La Habana (Cuba) từ năm 1971 đã chiết xuất từ Nhau thai nhi 1 chất có khả năng kích thích sự phát triển các tế bào sinh sắc tố của da tên là Melagenia để trị bệnh Bạch biến (vitiligo) còn gọi là Lang ben rất có hiệu quả. (Nhau thai nhi, thuộc thổ, bệnh ở da liên hệ đến Phế Kim, ở đây áp dụng nguyên tắc Thổ sinh Kim).

b) Thực Tả Tử

Theo nguyên tắc này, thay vì tả trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh bệnh, thì lại điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh. Mộc sinh hỏa thì thay vì tả Mộc lại tả Hỏa.

Thí dụ : Chứng Cao Huyết Áp do Can Dương vượng.

Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở Tâm (an thần).

Trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả huyệt Hành gian (Hỏa huyệt của Can).

B.- Tương khắc

Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành.

Thí dụ : Người bệnh xuất huyết.

Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc sao cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá... để chữa, vì màu đen thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa.

BẢNG TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ BẰNG NGŨ HÀNH

Tạng Phủ
Bổ, Hư Bổ Mẫu
Lý Do
Tả, Thực Tả Tử
Lý Do

Can Mộc
Thận Thủy
Thủy sinh Mộc
Tâm Hỏa
Mộc sinh Hỏa

Tâm Hỏa
Can Mộc
Mộc sinh Hỏa
Tỳ Thổ
Hỏa sinh Thổ

Tỳ Thổ
Tâm Hỏa
Hỏa sinh Thổ
Phế Kim
Thổ sinh Kim

Phế Kim
Tỳ Thổ
Thổ sinh Kim
Thận Thủy
Kim sinh Thủy

Thận Thủy
Phế Kim
Kim sinh Thủy
Can Mộc
Thủy sinh Mộc


7. Ngũ Hành và Phòng Bệnh

- Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng năm để dự phòng. Thí dụ : Năm Hỏa thái quá, bệnh sốt nhiệt nhiều, bệnh viêm nhiễm nhiều... cần tăng cường cách phòng chống nhiệt : ăn nhiều thức ăn mát, ở chỗ thoáng... Bổ các Thủy huyệt...

- Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc kiêng những gì.

Thí dụ : Thận suy kém, không nên ăn thức ăn quá mặn, vì vị của Thận là vì mặn, mặn quá làm hại Thận. Không uống nước đá vì Nội Kinh ghi : "Thận ố Hàn - Thận ghét lạnh"...

8. Ngũ Hành và Biện Chứng

Dùng Ngũ hành, áp dụng vào từng trường hợp, từng sự việc để tìm ra mối quan hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi phải đào sâu vào từng hành, tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với các hành như thế nào về phương diện Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Nếu nắm được phương pháp lý luận biện chứng, sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.




Sat Dec 11, 2010 4:46 pm
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_01HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_02HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_03
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_04HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_07HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_08HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_09
[Y30A] - haoquang
Lính mới nhập ngũ
Lính mới nhập ngũ
Tổng số bài gửi : 9
Reputation : 0
Tham gia từ ngày : 18/09/2010
Tuổi : 34

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC

tiêu chảy không phải là do thủy của tỳ hư, mà tỳ cũng không phải là hành thủy ,nếu nói về quy luật ngũ hành thì trong một hành không thể có 5 hành mà chỉ có âm dương trong một hành mà thôi! ví dụ trong tỳ thổ thì có tỳ thổ âm và tỳ thổ dương
nguyên nhân gây tiêu chảy :ví như cơ thể con người khỏe mạnh thì tất cả các hành
tâm can tỳ phế thận , các hành sẽ khắc chế sự phát triển thái quá của các hành kia giúp cho các hành ở thế quân bình và không gây ra bện tat
tỳ là hàn thổ tượng chưng cho đất nó khắc thận thủy ví như lấy đất đắp đê chặn nước sông không cho nước sông trào lên tức đất khắc nước
nhưng nếu tỳ thổ hư suy không chặn được nước(thủy) của thận, nước của thận sẽ trào ra làm vỡ đất của tỳ và bị tiêu chảy trương hợp này cũng giông bờ đê không đủ sức chặn được nước của sông




Sat Dec 11, 2010 4:55 pm
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_01HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_02HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_03
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_04HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_07HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_08HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_09
[Y30A] - haoquang
Lính mới nhập ngũ
Lính mới nhập ngũ
Tổng số bài gửi : 9
Reputation : 0
Tham gia từ ngày : 18/09/2010
Tuổi : 34

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC

can(mộc) khắc tỳ thổ ví như cây ăn sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng của đất khiến đất bị nghèo , can đã khắc tỳ giúp cho tỳ không phát triển thái quá nhưng nếu can(mộc) quá vượng nó sẽ làm cho tỳ hư và có thể sinh bệnh đau dạ dày , tiêu chảy...
chữa bằng cách hòa can tỳ giúp cho can tỳ cân bằng HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC 808374




HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_01HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_02HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_03
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_04HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_06
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_07HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_08HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bgavatar_09
[Y30A] - Sponsored content


HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC




HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Y30A Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam :: -‘๑’-Góc Học Tập-‘๑’- :: Giáo Trình - Tài Liệu-
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH D. NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC Bg_footercopy
 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất